Natalia Partyka khuyết tật không là gì cả

Olympic Tokyo 2020 không chỉ đem đến cho người hâm mộ các môn thể thao những thành tích bất ngờ, những hình ảnh hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài của các VĐV như Taukatofua mà con cho ta thấy nghị lực phi thường của con người.

Tôi muốn nhắc đến Natalia Partyka, nữ VĐV bộ môn bóng bàn người Ba Lan không có cẳng tay và bàn tay phải. Cô vừa có thắng dễ Michelle Bromley 11-3, 11-5, 11-5, 11-7 ở vòng một bóng bàn nữ Olympic hôm 24/7 chỉ tốn 29 phút.

Natalia Partyka vận động viên sinh năm 1989 là tay vợt đứng đầu bảng thứ bậc ở nội dung khuyết tật, đồng thời cũng xếp 79 trên bảng điểm của Liên đoàn Bóng bàn Quốc tế. Hôm nay thế giới lại nhắc tên cô một lần nữa như một trường hợp đặc biệt của làng thể thao thế giới.

Natalia Partyka là một thần đồng, một ngôi sao bóng bàn thực thụ của Ba Lan. Tại Paralympic Sydney 2000, khi mới 11 tuổi, cô đã là vận động viên trẻ nhất làm làm nhiệm vụ tại sự kiện nói chung, không chỉ trong môn bóng bàn. 4 năm sau tại Athens, cô giành Huy chương Vàng Paralympic ở Athens và vô địch Châu Âu.

Thành công nối tiếp, Partyka có không dưới 5 huy chương vàng Paralympic 2004. Trong lịch sử đại hội thể thao người khuyết tật, không ai đạt được thành tích ấy ở tuổi 15. Đến năm 2008, cô cũng trở thành 1 trong 5 vận động viên tham gia cả Paralympic và Olympic.

Khuyết tật không là gì cả”

Tờ Scroll.in từng nhận định, nếu chỉ quan sát Partyka từ xa, không ai thấy có ấy có gì khác biệt với vận động viên bình thường. “Động tác chân của cô ấy là đỉnh cao. Các cú đánh trái tay và thuận tay đều rất mạnh, phản xạ tốt và có khả năng phòng ngự chắc chắn. Đúng như một vận động viên bóng bàn hàng đầu”.

Phải quan sát kỹ mới nhận thức được, Partyka có nghị lực nhiều đến nhường nào. Vốn sinh ra không có cẳng tay và bàn tay phải, cô ấy phải giữ thăng bằng quả bóng trên khuỷu tay để cầm và tung bóng trong những pha giao bóng

“Đối với tôi, khuyết tật không là gì cả. Tôi đang thi đấu với những người giỏi nhất, tập luyện những bài tập tương tự họ. Chúng tôi có cùng mục tiêu và ước mơ. Tôi cũng có thi đấu như họ mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Tôi cảm thấy hơi chán ngán khi bị hỏi về tình trạng khuyết tật mọi lúc”, Partyka chia sẻ sau khi thua Jie Li ở vòng 32 đơn nữ Olympic London 2012

Không dễ gì để một vận động viên khuyết tật có thể thi đấu tại Olympic nhưng thứ giúp Partyka nhận về những tràng pháo tay không ngớt không phải khiếm khuyết cơ thể, mà là kỹ năng chơi bóng. Điều khiến vận động viên người Ba Lan hạnh phúc cũng không phải thành tích, đó là thông điệp truyền cảm hứng.

“Có thể ai đó sẽ nhìn thấy tôi và nhận ra rằng khuyết tật của họ không phải là ngày tận thế. Có thể ai đó sẽ nhìn tôi và tin rằng họ có thể đạt được điều gì đó lớn lao hơn họ tưởng. Đôi khi bạn phải làm việc chăm chỉ hơn một chút, nếu bạn thực sự muốn làm điều gì đó. Nếu tôi là nguồn cảm hứng thì tôi không thể phàn nàn”, Partyka nói. (nguồn: laodong.vn)