Contents
Thận được coi là bộ lọc của cơ thể, có tác dụng loại thải độc tố ra khỏi máu, và bài tiết chúng ra ngoài theo đường nước tiểu. Bên cạnh đó, thận cũng có chức năng duy trì những dưỡng chất cần thiết cho từng tế bào máu lưu thông qua nó. Đó là lý do vì sao mà những người mắc các bệnh về thận sẽ có cơ thể ốm yếu hơn rất nhiều so với người bình thường. Để cải thiện tình trạng này, người mắc bệnh nên có biện pháp cải thiện thói quen sinh hoạt của mình để tránh những biến chứng nặng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia mà người bị bệnh suy thận nên biết.
Những kiến thức cần biết về bệnh suy thận
Thận là một cơ quan nội tạng nằm về phía lưng, chia đều ở hai bên cột sống. Chúng đảm nhận một số chức năng quan trọng để duy trì sự sống của mỗi chúng ta. Trong đó, chức năng quan trọng nhất là hệ thống lọc thải các độc tố ra khỏi máu, giữ ổn định cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có các chức năng như duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp.
Chính vì điều này, khi thận bị tổn thương đồng nghĩa với việc các chất thải và nước sẽ bị tích tụ trong cơ thể. Gây ra hiện tượng sưng phù ở mắt cá chân, nôm mửa, suy nhược, mất ngủ cùng với khó thở. Các bệnh liên quan đến thận thường gặp nhất hiện nay chính là suy thận mãn tính. Bệnh này gây tổn thương các cấu trúc thận, tạo thành các thương tổn lâu dài.
Ngoài ra, nếu suy thận lâu ngày có thể dẫn đến sỏi thận, nhiễm trùng thận, thậm chí cả ung thư.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận
Với suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính xảy ra khi thận bị bệnh hoặc bị rối loạn chức năng. Các bất thường này sẽ làm tổn thương đến thận và ngày càng trầm trọng hơn nếu không được cứu chữa kịp thời. Những nguyên nhân gây ra suy thận mãn tính bao gồm:
Bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường.
Bệnh viêm cầu thận
Bệnh thận đa nang
Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc ung thư.
Trào ngược bàng quan niệu quản khiến nước tiểu trào ngược lên thận
Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần
Với suy thận cấp
Suy thận cấp (ARF) là tình trạng thận bị mất công năng đột ngột hay còn được gọi là tổn thương cấp tính ở thận. ARF có 3 cơ chế chính bao gồm: Lưu lượng máu đến thận giảm, xuất hiện bệnh ở thận và tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. Nguyên nhân suy thận cấp thường gặp là:
Chấn thương gây chảy máu ở thận
Cơ thể mất nước hoặc không cung cấp đủ nước
Nhiễm trùng máu gây tổn thương đến thận
Tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu
Thận bị tổn thương do nhiễm chất độc
Các biến chứng trong thai kỳ…
Ngoài ra, một số người vận động mạnh nhưng không cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng suy thận cấp tính. Chính vì vậy chúng ta phải có những biện pháp để cải thiện tình trạng này.
Biện pháp cải thiện tình trạng bệnh suy thận
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tìm đến bác sĩ của mình để được tư vấn thực đơn và chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, có những điều mà bạn bắt buộc phải biết như: Tránh xa rượu bia, thuốc lá; hạn chế ăn đồ mặn; hạn chế thực phẩm có chất kích thích, chất ngọt nhân tạo, nước có gas; kiêng các sản phẩm quá giàu protein như sữa hay thịt đỏ.
Uống nước đúng cách
Một trong những chức năng vô cùng quan trọng của thận đó là căn bằng lượng nước trong cơ thể. Nếu bạn bị bệnh thận thì khả năng này sẽ suy giảm, lượng nước thừa trong thận sẽ không bị loại thải. Chính vì vậy, bạn chỉ nên uống đủ nước hoặc uống ít hơn lượng nước cần thiết bình thường. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho thận, tránh hiện tượng phù nề…
Duy trì cân nặng tiêu chuẩn
Nếu bạn đang bị thừa cân thì hãy nhanh chóng có biện pháp giảm xuống. Nên cân bằng chế độ dinh dưỡng cho cơ thể để vừa đảm bảo dinh dưỡng cần thiết mà vẫn hạn chế áp lực lên thận. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thực đơn giảm cân phù hợp nhất.
Chú ý chỉ số đường huyết và cholesterol
Với những người mắc bệnh tiểu đường hay cao huyết áp thì cần phải được theo dõi cẩn thận để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bạn phải có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để duy trì sự cân bằng của các chỉ số liên quan. Nhất là với chỉ số cholesterol trong máu.
Dùng thuốc theo đúng chỉ định
Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng bệnh suy thận chính là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy đảm bảo bản thân uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.
Ngoài ra, những người bị mắc bệnh suy thận nên đảm bảo nguồn nước bản thân tiêu thụ hàng ngày là nước sạch đủ tiêu chuẩn. Tuyệt đối không được uống nước cứng, nước có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu không, bạn sẽ gặp phải tình trạng tồi tệ hơn với căn bệnh sỏi thận, nhiễm trùng thận…
Mong rằng với những kiến thức Layer Fresh chia sẻ, các bệnh nhân suy thận sẽ sớm cải thiện sức khỏe cho mình. Đồng thời, những bạn chưa bị bệnh liên quan đến thận cũng sẽ hiểu được các nguy cơ tiềm ẩn mà căn bệnh này mang lại. Từ đó giảm tỷ lệ người mắc loại bệnh nguy hiểm này đến mức thấp nhất.
Bài viết liên quan: