Contents
Nước vô cùng quan trọng trong việc suy trì sự sống cơ bản của con người. Tùy vào độ tuổi, giới tính, cân nặng… thì tỷ lệ nước sẽ có sự thay đổi nhất định, rơi vào khoảng 70% cơ thể. Nó tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất, bôi trơn khớp cơ. Là thành phần cấu tạo hầu hết các cơ quan bên trong. Có thể nói nếu thiếu nước, con người sẽ không thể tồn tại được. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết các chỉ số nước trung bình để có thể bảo vệ sức của chính mình.
Chỉ số nước trung bình trong cơ thể là gì?
Chỉ số nước trung bình trong cơ thể là tỷ lệ nước cần thiết để duy trì các hoạt động sống của con người. Khi mới sinh ra, trọng lượng của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước của cơ thể. Lúc đó nước chiếm tới 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ đó sẽ bắt đầu giảm dần khi chúng ta được 1 năm tuổi.

Tỷ lệ nước sẽ dần giảm dần khi cơ thể của chúng ta lớn dần lên. Điều này được giải thích là bởi đa số nước đều tích trong các mô mỡ, khi con người càng già đi, lượng chất béo giảm dần, đồng nghĩa với việc lượng mỡ giảm đi.
Một số ví dụ về tỷ lệ nước hay còn gọi là chỉ số nước trung bình trong cơ thể của chúng ta theo giới tính tại một số khoảng thời gian trong đời như sau:
- Nam giới: Chỉ số nước trung bình 59% (12 – 18 tuổi) dần thay đổi xuống còn 56% (từ 51 tuổi trở lên).
- Nữ giới: Chỉ số nước trung bình 56% (12 – 18 tuổi) dần thay đổi xuống còn 50% (từ 51% tuổi trở lên).
Nước lưu trữ tại đâu trong cơ thể con người?
Chúng ta đều biết nước duy trì các hoạt động sống trong cơ thể con người, nhưng không phải ai cũng biết nước tồn tại ở những bộ phận nào? Trên thực tế, tất cả các bộ phận và cơ quan trong người đều có nước bao gồm cả xương, răng, tóc… Mỗi một bộ phận đều cần được duy trì lượng nước tối thiểu này để có thể hoạt động tốt. Tỷ lệ nước cần thiết của từng cơ quan trên trọng lượng được thể hiện như sau:
- Lá phổi: 80 – 84%
- Các cơ và bắp: 80%
- Thận: 79%
- Não và tim: 70 – 75%
- Làn da: 65%
- Xương, răng, móng tay: 28 – 30%
Riêng với máu, nước chiếm tới 90% lượng huyết dịch lưu thông trên toàn bộ cơ thể. Phần huyết dịch này chịu trách nhiệm vận chuyển các tế bào huyết tương, chất dinh dưỡng và hormone đến từng tế bào của chúng ta.
Đại đa số lượng nước này sẽ được lưu trữ trong dịch nội bào, dịch ngoại bào. Phần lớn nước sẽ nằm trong dịch nội bào, phần nhỏ còn lại sẽ nằm trong dịch ngoại bào.
Xem thêm:
- Top 3 loại nước tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết
- Lời khuyên của chuyên gia dành cho những người mắc bệnh suy thận
Tại sao chỉ số nước trung bình trong cơ thể quan trọng đối với sức khỏe?
Chúng ta cần phải biết được chỉ số nước trung bình trong cơ thể để có thể tìm các biện pháp phù hợp cải thiện và bảo vệ sức khỏe. Nếu không thể cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì sức khỏe sẽ suy giảm, thậm chí dẫn đến tử vong. Chỉ số này giúp chúng ta biết được khi nào cơ thể cần bổ sung thêm nước, khi nào cần hạn chế tiếp nước.
Vai trò của nước đối với cơ thể
Là thành phần cấu tạo nên các tế bào của cơ thể
Chuyển hóa và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
Hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất thải, chủ yếu qua đường tiết niệu
Cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp thân nhiệt luôn duy trì mức ổn định
Bảo vệ các mô cơ nhạy cảm dễ tổn thương
Bôi trơn các khớp xương, giúp chúng ta dễ dàng trong vận động và di chuyển
Cách duy trì chỉ số nước trung bình trong cơ thể
Dấu hiệu cơ thể mất nước mà bạn cần lưu ý

Nếu cơ thể bị mất nước sẽ khiến cho sức khỏe của chúng ta ngày càng suy yếu. Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về thận, da, chóng mặt… Một số loại bệnh dễ tạo thành thương tổn nghiêm trọng đến cơ thể con người như:
Nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng, bị chuột rút, dễ dàng bị say nắng…
Mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các bệnh liên quan.
Co giật do mất cân bằng natri, kali và các chất điện giải khác.
Có nguy cơ giảm huyết áp đột ngột dẫn đến ngất xỉu, té ngã hoặc sốc giảm thể tích. Một loại bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng con người.
Đây đều là những bệnh nguy hiểm cần có biện pháp cải thiện mà chúng ta cần phải để ý và quan tâm.
Xác định chỉ số nước trung bình trong cơ thể
Để có thể xác định được lượng nước trong cơ thể thì cách duy nhất để thực hiện chính là sử dụng các loại công cụ chuyên dụng. Nó sẽ giúp ta tính được chỉ số nước trung bình, từ đó để có được biện pháp cải thiện sức khỏe cụ thể.
Cách duy trì chỉ số nước trung bình của cơ thể hiệu quả
Sau khi biết được chỉ số trung bình của cơ thể thì chúng ta có thể tiến hành thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe. Nếu bạn đang thiếu nước thì cần bổ sung nước thông qua các biện pháp sau:
Uống đủ nước mỗi ngày
Trung bình một người trưởng thành cần bổ sung đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để có thể duy trì toàn bộ các hoạt động sống. Bạn nên chia số lượng nước này thành các thời điểm khác nhau để uống. Điều quan trọng nhất là khi cảm thấy khát, bạn cần bổ sung nước ngay lập tức, uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Tuy nhiên, không được dùng nước có cồn, nước ngọt có gas thay thế cho nước thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bởi nó sẽ gây hại dạ dày, thận, mật của chúng ta.
Bổ sung trái cây, rau củ

Trái cây và rau củ là một trong những thực phẩm có chứa rất nhiều nước. Đồng thời nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Là một trong các loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn thường ngày, vừa bổ sung đủ lượng nước cần thiết, vừa cải thiện sức khỏe bản thân. Một số loại trái cây và rau củ tốt bao gồm: các loại quả mọng, rau diếp, dưa leo, rau bina…
Ngoài ra, bạn cũng cần để ý tránh cơ thể bị thừa nước, bởi nó cũng sẽ dẫn đến các bệnh như suy tim sung huyết, thận, tiểu đường. Hãy ngừng bổ sung nước khi thấy bản thân đi tiểu nhiều lần. Hãy luôn cân bằng chỉ số nước trung bình của cơ thể để có được một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé!
Bài viết liên quan: