Nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt nào đang được áp dụng? Có hiệu quả hay không? Mời bạn theo dõi qua bài viết nhé!
Nước thải sinh hoạt là gì? Gồm mấy loại?
Nước thải sinh hoạt là loại nước đã được sử dụng qua các hoạt động sinh hoạt của con người như vệ sinh, giặt giũ, tắm rửa, nấu ăn…
Nước thải sinh hoạt hiện có thể chia thành 3 loại dựa vào nguồn gốc nước thải là:
Nước thải khu nhà vệ sinh
Nước thải từ nhà bếp, khu vực nấu ăn
Nước thải từ khu vực giặt giũ
TOP 4 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay
Sau đây là 4 phương pháp giúp xử lý nước thải được áp dụng ở nhiều khu vực gia đình, khu dân cư, khu tập thể…
Xử lý nước thải sinh hoạt với bể SBR
Đây là công nghệ xử lý nước thải khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này dùng xử lý các khu vực nước thải chứa hàm lượng Nitơ, chất hữu cơ cao. Hệ thống bao gồm 5 pha: làm đầy; phản ứng, thổi khí; lắng; rút nước và ngưng. Trong hệ thống gồm 2 bể. Nước thải được dẫn qua bể Selector. Sau đó, chúng được dẫn qua bể C – tech. Selector hỗ trợ xử lý hiếu khí. Tại bể C-tech sẽ diễn ra quá trình 5 pha. Kết cấu bể SBR đơn giản và độ bền cao. Bể tích hợp cả quá trình khử nito, photpho. Lắp đặt bể khá nhanh chóng và không tốn nhiều công sức. Ngoài ra, lợi thế của bể SBR là có thể mở rộng nâng cấp hơn về sau.
Xử lý nước thải sinh hoạt với bể UASB
Đây là công nghệ xử lý nước thải sinh học kỵ khí. Cấu tạo của bể gồm 3 phần: phân phối nước từ đáy bể, tầng xử lý, hệ thống tách pha. Quá trình xử lý bắt đầu từ việc đưa nước từ dưới lên, đi qua lớp bùn kỵ khí. Sau đó, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy. Hệ thống tách pha sẽ tách các pha lỏng, rắn, khí. Các chất khí sẽ bay lên phía trên, các phần bùn rơi xuống đáy bể.
Ngoài ra, nước thải sau khi xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua nơi xử lý tiếp theo. Ưu điểm nổi bật là hệ thống xử lý kỵ khí sẽ tiêu thụ khá ít năng lượng. Hệ thống được ứng dụng nhiều rộng rãi hiện nay. Công nghệ này có thể xử lý hầu hết nước thải sinh hoạt nấu ăn, chế biến thủy hải sản, dệt nhuộm…
Xử lý nước thải sinh hoạt với công nghệ Johkasou
Hệ thống xử lý nước thải Johkasou được ứng dụng tại nhiều khu vực như chung cư, hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng… Công nghệ Johkasou sử dụng màng lọc khuẩn giúp tăng bề mặt tiếp xúc giữa các vi sinh vật đặc hiệu và nước thải. Nhờ đó, các vi sinh vật đặc hiệu hỗ trợ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
Hệ thống Johkasou có thể phát triển với nhiều quy mô như gia đình, khu dân cư, khu thương mại, đô thị… Xuất phát từ Nhật Bản nhưng đến nay, hệ thống xử lý nước thải Johkasou đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống gọn nhẹ, dễ dàng xây dựng, lắp đặt, chi phí cũng khá phù hợp. Chúng ta có thể lắp bể ở bên ngoài tòa nhà, trong các khu để xe hoặc ngầm dưới đất đều thích hợp.
Xử lý nước thải sinh hoạt với MBR
MBR là một trong các phương pháp xử lý nước thải được áp dụng tại nhiều khu vực. Đây là công nghệ xử lý kết hợp giữa màng lọc đặt ngập và quá trình sinh học. Hệ thống MBR có thể lắp đặt dễ dàng, chi phí thấp và tiết kiệm không gian. Ưu điểm của MBR là chất lượng nước sau khi xử lý đạt chuẩn, tiết kiệm điện năng, dễ vận hành, bảo trì. Hiện nay, phương pháp MBR được áp dụng rộng rãi tại các địa điểm như khách sạn, chung cư, nhà máy, bệnh viện…
Trên đây là các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được ứng dụng nhiều hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm đặc biệt, phù hợp với từng khu vực, địa điểm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
Có sử dụng nước thải ở máy lọc nước được không?
So sánh máy lọc nước ion kiềm nội địa Nhật và Hàn Quốc
Chia sẻ – Say rượu uống gì cho nhanh tỉnh?
Bài viết liên quan: